Cảnh báo: giả mạo website để lừa đảo

admin
Chia sẻ

Theo các chuyên gia, lợi dụng sự hỗ trợ của công nghệ AI, các tội phạm mạng tìm các hình ảnh, nội dung… sao chép từ chính thương hiệu cần giả mạo, sau đó chèn thêm các mã độc để khai thác thông tin, chiếm đoạt tài khoản, thiết bị của người dùng. Theo thống […]

Theo đó, Google sẽ đánh dấu các nội dung này ở cửa sổ thông tin về bức ảnh trong mục Tìm kiếm, Kính Google và tính năng Vẽ vòng tìm kiếm trên Android.

Nhãn hình ảnh AI sẽ xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của Google  
Nhãn hình ảnh AI sẽ xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của Google  

Hiện, hãng cũng đang dán nhãn cảnh báo đối với dịch vụ quảng cáo cũng như xem xét áp dụng cho các video YouTube.

Google tiết lộ, họ sử dụng công nghệ siêu dữ liệu C2PA để xác định hình ảnh do AI tạo ra. Dữ liệu C2PA là tiêu chuẩn chung của một nhóm công ty trong ngành thành lập vào đầu năm 2024, sử dụng để theo dõi nguồn gốc hình ảnh, xác định thời điểm, địa điểm tạo hình ảnh cũng như thiết bị, phần mềm tạo ra chúng.

Amazon, Microsoft, OpenAI và Adobe đều là thành viên của liên minh C2PA. Tuy nhiên hiện chỉ có Sony và Leica áp dụng C2PA.

Theo ghi nhận, các vụ lừa đảo trực tuyến sử dụng deepfake do AI tạo ra tăng vọt trong thời gian qua: tăng 245% trên toàn cầu trong khoảng thời gian từ năm 2023 đến năm 2024, riêng ở Mỹ tăng 303%.

Việc gắn nhãn hình ảnh AI của Google là một bước đi tích cực nhằm ngăn chặn các nguy cơ có thể xảy đến khi các đối tượng lợi dụng công nghệ AI.